Khó chịu vì ngứa sau khi bôi thuốc trị mụn? Những nguyên nhân và cách xử lý
Các loại thuốc bôi trị mụn thường có nhiều tác dụng phụ. Một trong những tình trạng thường gặp là ngứa khi sử dụng thuốc trị mụn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và nên xử lý như thế nào? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu bôi thuốc mụn bị ngứa sâu hơn nhé!
Nguyên nhân gây ngứa khi bôi thuốc trị mụn
Hiện nay, nhiều loại thuốc trị mụn hoạt động theo cơ chế khác nhau trên da, chủ yếu là giảm viêm, kháng khuẩn, làm sạch da và mờ thâm. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này, một số sản phẩm trị mụn có thể gây tác dụng phụ như ngứa. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thành phần trong sản phẩm hoặc từ cách sử dụng không đúng của người dùng.
Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa khi bôi thuốc trị mụn:
Các thành phần trong thuốc trị mụn
Các thành phần trong thuốc trị mụn có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với làn da nhạy cảm. Tác dụng phụ thường gặp là khô da, kích ứng và làm da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời:
Benzoyl peroxide (BPO): tác dụng của thuốc chứa BPO khá mạnh, có thể gây tróc vảy lớp da và bong lớp sừng, khô da, viêm da tiếp xúc và kích ứng da.
Retinoid: là thành phần đặc trị mụn có tác dụng mạnh, làm tiêu nhân mụn bằng cách đẩy nhân mụn, mở nang kín và giảm tiết bã nhờn gây mụn. Nhóm hoạt chất này có thể gây kích ứng và bong tróc da. Đặc biệt cần lưu ý về nồng độ retinoid sử dụng, nồng độ cao có thể gây tổn thương nghiêm trọng vùng thượng bì, gây mụn phỏng.
Cách xử lý khi bôi thuốc trị mụn bị ngứa, kích ứng
Khi bôi thuốc trị mụn và gặp phải tình trạng kích ứng, có thể tham khảo các bước xử lý dưới đây:
Tạm ngưng sử dụng: đầu tiên, nên ngừng bôi thuốc để ngăn tình trạng kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không cào, gãi hoặc chà xát vùng da kích ứng, đồng thời tránh dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc có tính tẩy rửa mạnh trong thời gian này.
Rửa sạch vùng da bị kích ứng: dùng nước ấm để rửa sạch nhẹ nhàng vùng da đang bị kích ứng. Làm sạch da bằng những sản phẩm dịu nhẹ vì làn da lúc này rất dễ tổn thương. Đặc biệt, không được dùng sữa rửa mặt tạo bọt quá nhiều, có chứa hạt, mang tính tẩy rửa mạnh, lột da sẽ khiến tình trạng dị ứng trở nên nặng nề hơn.
Sử dụng sản phẩm làm dịu da: sau khi rửa sạch, có thể thoa một lớp kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không chứa hương liệu hay các chất gây kích ứng để làm dịu da. Các sản phẩm có chứa thành phần như nha đam, panthenol hoặc ceramide thường giúp giảm kích ứng hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn
Để tránh tình trạng ngứa khi sử dụng thuốc trị mụn, nên nắm vững một số lưu ý quan trọng sau đây:
Bắt đầu với liều thấp: khi mới sử dụng thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại có hoạt chất mạnh như benzoyl peroxide, retinoid hoặc acid salicylic, nên bắt đầu với liều lượng nhỏ hoặc nồng độ thấp. Điều này giúp da thích ứng từ từ, giảm nguy cơ kích ứng và ngứa. Sau khi da quen, có thể tăng dần liều lượng theo chỉ dẫn.
Dưỡng ẩm trước khi dùng thuốc: việc sử dụng kem dưỡng ẩm không chứa dầu (oil-free) trước khi thoa thuốc trị mụn giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da, giảm nguy cơ khô và bong tróc. Điều này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng ngứa và kích ứng.
Test trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng toàn mặt: trước khi bôi thuốc lên toàn bộ khuôn mặt, nên thử một lượng nhỏ lên vùng da như sau tai hoặc cằm trong vòng 24 – 48 giờ để kiểm tra phản ứng. Nếu không có kích ứng, có thể an tâm sử dụng; nếu có, nên đổi sản phẩm khác.
Ngứa khi bôi thuốc trị mụn là hiện tượng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách chọn đúng sản phẩm và sử dụng hợp lý. Kết hợp thuốc trị mụn với quy trình chăm sóc da khoa học sẽ giúp giảm thiểu kích ứng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ ngay Phòng khám Da liễu Doctor Acnes để được tư vấn giải pháp phù hợp với tình trạng da nhé.
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
0コメント