Mụn không nặn có chuyển thành nốt ruồi theo thời gian?

Mụn thành nốt ruồi phải làm sao?. Nhiều người lo lắng rằng nếu để mụn lâu mà không nặn, nó có thể biến thành nốt ruồi. Tuy nhiên, thực tế ra sao? Bài viết này sẽ giúp phân biệt mụn và nốt ruồi, giải đáp thắc mắc về việc mụn có thể trở thành nốt ruồi hay không khi không được nặn và cung cấp các cách xử lý mụn đầu đen một cách hiệu quả.

Khi để lâu không nặn mụn có thành nốt ruồi không?

Dựa trên sự khác biệt về bản chất và cơ chế hình thành, mụn để lâu không nặn không thể biến thành nốt ruồi. Vậy tại sao nhiều người lại nghĩ như vậy? Có thể là do sự nhầm lẫn giữa mụn đầu đen và nốt ruồi nhỏ.

Mụn đầu đen hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết. Khi phần nhân mụn lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí, chúng bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Chính sự tương đồng về màu sắc và kích thước giữa mụn đầu đen và một số nốt ruồi nhỏ khiến nhiều người nhầm lẫn.

Tuy nhiên, mụn đầu đen và nốt ruồi có cơ chế hoàn toàn khác nhau. Nốt ruồi hình thành từ sự tập trung của các tế bào sắc tố dưới da, không liên quan đến tắc nghẽn lỗ chân lông hay viêm nhiễm như mụn.

Khi bị mụn đầu đen nên xử lý thế nào?

Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và thường gây mất thẩm mỹ, khiến da trông xỉn màu và kém mịn màng. Việc xử lý mụn đầu đen không chỉ đòi hỏi sự kiên nhẫn mà còn cần áp dụng đúng phương pháp chăm sóc da và điều trị phù hợp.

Điều trị mụn đầu đen bằng các sản phẩm không kê đơn (OTC)

Đối với mụn đầu đen ở mức độ nhẹ, các sản phẩm không kê đơn như acid salicylic, retinoid, benzoyl peroxide hoặc acid azelaic có thể mang lại hiệu quả cao.

Những sản phẩm này chứa thành phần giúp tẩy tế bào chết, kiểm soát dầu thừa và làm sạch sâu lỗ chân lông. Để đạt được kết quả rõ rệt, cần kiên trì sử dụng trong khoảng 6 – 8 tuần:

Thuốc chứa retinoid bôi ngoài da: retinoid dạng bôi, bao gồm tretinoin, adapalene, tazarotene và trifarotene, là nền tảng trong điều trị mụn nói chung. Trong đó, adapalene 0.1% dạng gel là thuốc không cần kê đơn. Các retinoid có thể gây kích ứng và tăng nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy nên dùng vào buổi tối, kết hợp với kem dưỡng ẩm và kem chống nắng hằng ngày.

Sản phẩm chứa acid salicylic (BHA): sử dụng sữa rửa mặt hoặc toner chứa acid salicylic có thể giúp giảm mụn đầu đen bằng cách làm sạch sâu các lỗ chân lông. Tuy nhiên, acid salicylic có thể gây khô da, do đó nên sử dụng 2 lần mỗi ngày và theo dõi phản ứng của da. Nếu da bị kích ứng, có thể giảm tần suất sử dụng.

Những điều cần lưu ý để tránh hình thành mụn đầu đen

Để tránh hình thành mụn đầu đen, cần lưu ý những điều sau đây:

Hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao: các thực phẩm như khoai tây chiên, bánh ngọt, nước uống có đường… có thể làm tăng đường huyết trong máu và dẫn đến tăng sản xuất các chất nhờn trên da, làm tăng nguy cơ hình thành mụn mới.

Tránh nặn mụn đầu đen, sử dụng miếng dán lột mụn và các dụng cụ hút mụn: những sản phẩm này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời và không ngăn ngừa được tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông trong tương lai. Ngược lại chúng còn có rủi ro gây tổn thương da và gây nên tình trạng viêm.

Tóm lại, mụn và nốt ruồi là hai vấn đề da liễu hoàn toàn khác biệt. Mụn hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông, còn nốt ruồi là kết quả của sự tập trung các tế bào sắc tố. Việc không nặn mụn sẽ không biến chúng thành nốt ruồi. Nếu tình trạng mụn đầu đen vẫn không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp trên, hãy liên hệ ngay Doctor Acnes để được Bác sĩ Da liễu tư vấn và điều trị đúng cách nhé!

Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:

Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 07 0838 0878.

Nguồn: https://doctoracnes.com/mun-co-thanh-not-ruoi-khong/

0コメント

  • 1000 / 1000