Mụn vùng cằm: nguyên nhân tiềm ẩn và cách xử lý
Mụn là một vấn đề da liễu phổ biến, xuất hiện ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau, trong đó mụn ở dưới cằm thường gây khó chịu do dễ tái phát và thường kèm theo sưng đau. Để cải thiện và kiểm soát tình trạng này, việc xác định chính xác nguyên nhân gây mụn là yếu tố then chốt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị mụn ở cằm một cách hiệu quả.
Nguyên nhân gây nổi mụn ở cằm
Mụn ở cằm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường biến đổi tùy theo cơ địa và tình trạng của từng cá nhân. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khi nổi mụn ở cằm:
Thay đổi hormone
Mụn ở cằm thường liên quan đến sự thay đổi hormone, đặc biệt phổ biến trong giai đoạn dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ và thanh thiếu niên. Khoảng 50% phụ nữ ở độ tuổi 29 và 25% ở độ tuổi 40 bị mụn do nội tiết. Nguyên nhân chính là sự gia tăng hormone androgen, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông.
Da tiết nhiều dầu nhờn
Dầu nhờn là một trong những nguyên nhân chính gây mụn ở cằm, do khu vực này thuộc vùng chữ T, nơi có nhiều tuyến dầu hoạt động mạnh hơn so với các vùng khác trên khuôn mặt, làm tăng nguy cơ nhờn và nổi mụn.
Đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mụn ở cằm do làm tăng nhiệt độ da và ảnh hưởng đến quá trình bài tiết bã nhờn. Nghiên cứu cho thấy, lượng bã nhờn tiết ra có thể tăng 10% khi nhiệt độ da tăng thêm 1 độ C.
Các loại mụn thường mọc ở cằm
Cằm là một phần thuộc vùng chữ T trên khuôn mặt, cùng với trán và mũi. Đây cũng là khu vực có nồng độ tuyến bã nhờn cao do đó mụn trứng cá thuận lợi phát triển. Dưới đây là những loại mụn mọc ở cằm thường gặp:
Mụn nang
Vị trí cằm là nơi dễ nổi mụn nang vì tại đây có sự hoạt động mạnh mẽ của nhiều tuyến mồ hôi và sợi bã nhờn. Mụn nang ở cằm có thể gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thẩm mỹ của những người bị mụn. Đây là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng đặc trưng bởi các nốt mụn lớn chứa đầy mủ bên dưới da, có thể gây đau và để lại sẹo sâu nếu không được điều trị đúng cách.
Mụn bọc
Mụn bọc là loại mụn viêm, một dạng của mụn trứng cá ở mức độ nặng có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng gây nên các tổn thương viêm sâu dưới bề mặt da. Thường biểu hiện dưới dạng u cứng, chứa đầy mủ và viêm đỏ. Điều quan trọng là không nên cố gắng nặn vì có thể gây tổn thương cấu trúc da như sẹo.
Mụn đầu đen
Vùng cằm là nơi dễ xuất hiện mụn đầu đen bởi sự bít tắc lỗ chân lông từ bã nhờn. Mụn đầu đen là một loại mụn ở mức độ nhẹ, vì chỉ bị bít tắc một phần nên các tế bào chết, bã nhờn của mụn sẽ tương tác với oxy trong không khí rồi chuyển dần thành màu đen và nhìn thấy trên bề mặt da.
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng cũng là một loại mụn thường xuất hiện ở vùng cằm với đặc điểm nhận biệt là những tổn thương nhỏ, không viêm, màu trắng hoặc màu da.
Cách điều trị mụn ở cằm
Mụn ở cằm không chỉ gây khó chịu mà còn có xu hướng tái phát do nhiều nguyên nhân. Để điều trị hiệu quả và ngăn ngừa mụn quay trở lại, cần có một phương pháp tiếp cận toàn diện. Dưới đây là những cách điều trị mụn ở cằm chi tiết và khoa học:
Sử dụng sản phẩm chứa retinoid
Retinoid, bao gồm tretinoin, adapalene và tazarotene, là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị mụn ở cằm. Những thành phần này giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, thúc đẩy tái tạo tế bào mới và làm thông thoáng lỗ chân lông.
Kiểm soát bã nhờn
Mụn ở cằm thường xuất phát từ lượng dầu thừa trên da. Để kiểm soát lượng dầu này, hãy lựa chọn các sản phẩm chứa salicylic acid hoặc benzoyl peroxide.
Tránh mỹ phẩm gây mụn
Mỹ phẩm không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn ở cằm. Để ngăn ngừa tình trạng này, nên chọn sản phẩm có nhãn “non-comedogenic” (không sinh nhân mụn) và tránh xa các sản phẩm chứa hương liệu, dầu khoáng hoặc chất bảo quản không an toàn.
Chăm sóc da khi đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang trong thời gian dài làm da vùng cằm dễ bị mụn do nhiệt độ tăng cao và bí hơi. Để hạn chế tình trạng này, hãy lựa chọn khẩu trang thoáng khí, thay khẩu trang thường xuyên và rửa sạch mặt sau khi tháo khẩu trang.
Tóm lại, trị mụn ở cằm hiệu quả cần kết hợp chăm sóc da hằng ngày với sản phẩm đặc trị phù hợp. Nếu mụn vẫn không cải thiện, nên cân nhắc các liệu pháp chuyên sâu tại Phòng khám Da Liễu như peel da, laser hoặc điều trị nội tiết. Nếu còn đang băn khoăn về tình trạng mụn ở cằm, hãy đến ngay Doctor Acnes để được Bác sĩ Da liễu tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu, giúp bạn lấy lại làn da mịn màng!
Phòng Khám Da Liễu Doctor Acnes:
Địa chỉ: 283/34 Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 07 0838 0878.
0コメント